Tên ngành học bằng tiếng Đức

Kaufmann/-frau – Einzelhandel

Thời gian học

3 năm

Phóng sự về nghề nhân viên bán lẻ

Nghề Nhân viên Bán lẻ

29.07.2024 | Tuấn Anh

Nghề nhân viên bán lẻ tại Đức là ngành nghề phù hợp với các bạn có khả năng về giao tiếp, ngôn ngữ và tư duy nhạy bén. Du học nghề nhân viên bán lẻ không quá khó khăn và nặng nhọc. Tuy nhiên để có thể trở thành một nhân viên bán lẻ tốt, bạn cần phải là người chủ động, tự tin và có khả năng giao tiếp tiếng Đức tốt.

Ngoài ra, đây là một công việc có tính chất làm theo ca, thông thường sẽ làm việc bao gồm cả ngày thứ bảy. Tuy nhiên công việc này có thể sẽ bao gồm việc làm thêm giờ vào những ngày nghỉ hay ngày lễ nếu bạn làm việc tại các địa điểm như nhà ga, sân bay, vv.

Để các bạn học viên có cái nhìn rõ nhất về ngành nghề này, trung tâm tư vấn du học kép GNG sẽ cung cấp các thông tin một cách chi tiết và đáng tin cậy nhất dưới đây.

Nghề Bán Lẻ
Ảnh minh họa nghề nhân viên bán lẻ

1. Giới thiệu về nghề nhân viên bán lẻ

Trong ngành bán lẻ, bạn có thể làm việc ở rất nhiều nơi khác nhau như: Siêu thị, Cửa hàng quần áo, Cửa hàng bánh, Cửa hàng thực phẩm sức khoẻ, vv.

1.1. Công việc hàng ngày của nhân viên bán lẻ

  • Tư vấn và bán hàng
    • Xác định yêu cầu của khách hàng, trưng bày hàng hóa, tư vấn và thông báo cho khách hàng, bán hàng (có thể bán hàng trực tuyến)
    • Ghi lại các lịch hẹn và khiếu nại, trao đổi hàng hóa, xử lý khiếu nại
    • Cung cấp và thực hiện các dịch vụ đặc biệt (VD: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ giao hàng)
  • Thu ngân và thanh toán
    • Tham gia vào việc lập kế hoạch về chủng loại sản phẩm, nghiên cứu nhóm khách hàng mới, nghiên cứu phân khúc thị trường và phạm vi cung cấp của đối thủ cạnh tranh
    • Thực hiện phân tích và điều chỉnh chủng loại
    • Quan sát thị trường cạnh tranh và thực hiện phân tích thị trường
    • Giám sát luồng hàng hóa
  • Nhập mua hàng hóa
    • Xác định nhu cầu đối với hàng hóa cá nhân
    • Xác định số lượng mua và thời gian đặt hàng
    • Kiểm tra thời gian giao hàng, điều kiện giao hàng và thanh toán (và so sánh với các lựa chọn thay thế nếu cần thiết)
    • Nhận và so sánh các ưu đãi
    • Xác định lộ trình mua sắm
    • Tiến hành đàm phán mua hàng, đặt hàng
    • Thực hiện kiểm soát chất lượng, chuẩn bị đánh giá nhà cung cấp, duy trì hồ sơ và danh sách đơn hàng và mua hàng
  • Thực hiện các hoạt động trước và sau bán hàng
    • Dán nhãn hàng hóa
    • Kiểm kê hàng hóa trên kệ hoặc khu vực bán hàng
    • Thường xuyên theo dõi chất lượng hàng hóa
    • Tham gia kiểm kê hàng tồn kho và kiểm soát hàng tồn kho
    • Duy trì danh mục sản phẩm cho các cửa hàng trực tuyến
  • Tham gia vào quá trình vận chuyển và kho bãi
    • Nhận và đóng gói hàng hóa
    • Quản lý dữ liệu và số liệu thống kê hàng tồn kho
    • Phân phối hoặc cất giữ hàng hóa
    • Kiểm soát hàng hóa tồn kho
    • Chuẩn bị phiếu giao hàng và chứng từ vận chuyển, chuẩn bị hàng hóa để gửi đi
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi và quảng cáo bán hàng
    • Trưng bày hàng hóa để thúc đẩy doanh số bán hàng
    • Thực hiện công việc trang trí cửa hàng
    • Lập kế hoạch hoặc thay đổi cơ sở vật chất của cửa hàng (VD: sắp xếp kệ)
    • Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc biệt
    • Lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch quảng cáo, thiết kế quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và thực hiện các biện pháp tiếp thị trực tuyến nếu cần thiết
    • Quan sát mong muốn của khách hàng và nhu cầu thị trường trong dài hạn
  • Thực hiện các công việc hành chính khác
    • Xử lý đơn hàng, khiếu nại, yêu cầu bảo hành
    • Tham gia vào việc tính toán chi phí và hiệu suất
    • Kiểm tra hóa đơn đến và đi, lập hóa đơn, thực hiện các thủ tục thanh toán
    • Tham gia lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    • Tiến hành đàm phán và trao đổi thư từ với các ngân hàng và công ty bảo hiểm
    • Đánh giá thông tin quản lý hàng hóa, VD: phát triển doanh số bán hàng, vòng đời sản phẩm
  • Lập kế hoạch triển khai nhân sự và quản lý nhân viên
  • Tính toán và ghi sổ thời gian làm việc, tiền lương và tiền công
  • Quy trình xử lý trong khuôn khổ quản lý nhân sự (VD: tuyển dụng, thuyên chuyển, quy trình an sinh xã hội)
  • Tham gia lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các biện pháp đào tạo và giáo dục nâng cao của công ty
  • Xử lý các giao dịch thư từ và thanh toán
Thanh toán tiền tại quầy bán hàng
Thanh toán tiền tại quầy bán hàng

1.2. Tính chất công việc của nhân viên bán lẻ

  • Công việc thủ công (VD: sắp xếp hàng hóa lên kệ, dán nhãn hàng hóa, thu ngân…)
  • Làm việc tại phòng bán hàng hoặc tại văn phòng công ty
  • Yêu cầu giao tiếp với khách hàng (VD: thông báo cho khách hàng về các ưu đãi và đưa ra lời khuyên có mục tiêu, chào bán sản phẩm…)
  • Thường xuyên thay đổi nhiệm vụ và tình huống công việc (VD: chuyển từ vị trí tư vấn khách hàng qua làm việc tại quầy thu ngân)
  • Môi trường làm việc luôn có sự quan sát của khách hàng
  • Phần lớn các vị trí đều yêu cầu làm việc khi đứng (VD: trong các cuộc thảo luận bán hàng)

1.3. Nơi làm việc của nhân viên bán lẻ

Thông thường, nhân viên bán lẻ thường làm việc tại các khu vực như:

  • Tại khu vực bán hàng
  • Trong kho hoặc phòng lạnh

Ngoài ra, một số công việc có thể yêu cầu khác về khu vực làm việc như:

  • Bán hàng ngoài trời (VD: quầy bán hàng tại các sự kiện, các dịp lễ hội…)
  • Bán hàng tại văn phòng
Nơi làm việc tại các trung tâm mua sắm
Nơi làm việc tại các trung tâm mua sắm

2. Điều kiện và chương trình học nghề nhân viên bán lẻ

2.1. Điều kiện

2.1.1. Điều kiện sức khỏe

  • Sức khỏe tốt (có chứng nhận khám sức khỏe)
  • Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nếu làm việc với thực phẩm

2.1.2. Trình độ học thức

  • Tốt nghiệp THPT trở lên
  • Trình độ tiếng Đức tối thiểu B1
  • Thành tích học tâp tốt các môn toán, ngoại ngữ có thể tạo ưu thế

2.1.3. Kỹ năng nên có dựa trên tính chất công việc (kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội)

  • Tư duy số học
  • Tư duy bằng lời nói
  • Tốc độ nhận thức và xử lý tình huống
  • Khả năng tập trung (VD: làm việc cẩn thận bất chấp những ảnh hưởng gây mất tập trung)
  • Trí nhớ tốt (VD: trí nhớ về con người, con số và hàng hóa)
  • Khả năng thích ứng (VD: chuyển đổi nhanh chóng giữa hoạt động bán hàng và thanh toán)
  • Kỹ năng thương mại (VD: thực hiện các giao dịch thanh toán)
  • Kỹ năng giao tiếp

2.2. Chương trình học

2.2.1. Năm thứ nhất và thứ hai tại cơ sở đào tạo

  • Các loại hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi cơ sở đào tạo
  • Các biện pháp giới thiệu và quảng cáo sản phẩm
  • Phương pháp và cách tính giá
  • Kiểm soát hàng tồn kho
  • Tiếp nhận và bảo quản hàng hóa
  • Bán hàng
  • Khu vực dịch vụ thanh toán

Nội dung của một số cơ sở đào tạo có thể tùy chọn các nội dung sau đây:

  • Tầm quan trọng của sự sắp xếp hàng hóa
  • Tư vấn khách hàng
  • Dữ liệu hệ thống máy tính tiền và dịch vụ khách hàng
  • Quảng cáo và xúc tiến bán hàng

2.2.2. Năm thứ nhất và thứ hai tại trường học nghề

2.2.2.1. Năm thứ nhất
  • Các tiêu chí và kiến thức cần có để trở thành đại diện bán hàng cho doanh nghiệp
  • Kỹ năng bán hàng
  • Chăm sóc khách hàng tại khu vực dịch vụ thanh toán
  • Tầm quan trọng của sự xuất hiện của hàng hóa
  • Quảng cáo và thúc đẩy bán hàng
2.2.2.2. Năm thứ hai
  • Mua sắm hàng hóa
  • Tiếp nhận, lưu trữ và bảo quản hàng hóa
  • Quản lý thông tin và kiểm soát quá trình kinh doanh
  • Xây dựng và thực hiện các biện pháp chính sách giá
  • Xử lý các tình huống bán hàng đặc biệt

2.2.3. Năm 3 tại cơ sở đào tạo và trường học nghề

2.2.3.1. Tại cơ sở đào tạo
  • Quy trình bán lẻ.
  • Lựa chọn 03 nội dung trong số các nội dung sau đây:
    • Tư vấn khách hàng trong những tình huống phức tạp
    • Mua sắm hàng hóa
    • Kiểm soát hàng tồn kho
    • Quản lý và kiểm soát thương mại
    • Các biện pháp tiếp thị
    • Giao dịch trực tuyến
    • Quản lý và phát triển nhân viên
    • Chuẩn bị cho sự độc lập kinh doanh
2.2.3.2. Tại trường học nghề
  • Quản lý quy trình kinh doanh theo cách hướng tới thành công
  • Thu hút và giữ chân khách hàng bằng các khái niệm tiếp thị
  • Lập kế hoạch triển khai nhân sự và quản lý nhân viên
  • Quản lý và phát triển doanh nghiệp bán lẻ

2.2.4. Thi cử

  • Thi giữa kỳ trước khi kết thúc năm 2
  • Thi cuối kỳ trước khi kết thúc năm 3
Nhân viên bán lẻ tại tiệm hoa
Nhân viên bán lẻ tại tiệm hoa

3. Thu nhập của nghề nhân viên bán lẻ

3.1. Thu nhập trong thời gian học nghề

Thu nhập trong thời gian học nghề được trả bởi cơ sở đào tạo thực hành nghề. Với các cơ sở trả lương theo thỏa thuận với công đoàn hoặc liên đoàn lao động, mức lương sẽ được tính theo bậc đã được thỏa thuận.

Mức lương tham khảo cho vị trí bán lẻ (chênh lệch theo bang).

  • Năm đầu tiên: 815 đến 1.060 Euro/tháng*
  • Năm thứ hai: 865 đến 1.170 Euro/tháng*
  • Năm thứ ba: 995 đến 1.310 Euro/tháng*

*Lương trước thuế

3.2. Thu nhập sau tốt nghiệp

Thu nhập sau tốt nghiệp phụ thuộc vào cơ sở làm việc và chênh lệch theo bang. Mức lương tham khảo: 2.755 đến 3.281 Euro*/tháng.

(nguồn: Tarifsammlung des Bayerischen Staatsministeriums für Familie, Arbeit und Soziales)

*Lương trước thuế

4. Những thuận lợi và thách thức của nghề nhân viên bán lẻ

4.1. Thuận lợi

  • Bạn có thể biến sở thích thành công việc: dù là lĩnh vực thời trang, công nghệ hay mỹ phẩm. Bạn có thể lựa chọn dựa theo ngành mình yêu thích và làm việc với những sản phẩm đó hàng ngày.
  • Cơ hội thăng tiến rộng mở: cho dù là vừa mới tốt nghiệp. Với nghề bán hàng bạn đều có thể thăng tiến nhanh chóng dựa trên sự nỗ lực của chính bản thân.
  • Không chỉ là lý thuyết xám: dù ở công việc sau này hay ngay trong quá trình học nghề, nghề bán hàng đều mang tính định hướng thực hành cao.
  • Sẽ không cảm thấy nhàm chán: công việc của bạn không chỉ là bán hàng. Rất nhiều nhiệm vụ và thử thách phong phú đang chờ đón bạn. Đây cũng là một trong những công việc giao tiếp và yêu cầu tính xử lý vấn đề cao và điều đó sẽ không làm bạn cảm thấy nhàm chán.
  • Cơ hội phát triển sự nghiệp cá nhân: với những kiến thức trong bán hàng, quản lý và vận hành sẽ hỗ trợ tối đa cho bạn nếu bạn mong muốn tự xây dựng sự nghiệp kinh doanh sau này cũng như việc tiếp xúc với khách hàng cũng có thể mở ra nhiều cơ hội hơn.

4.2. Thách thức

  • Yêu cầu về tiếng Đức cao, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp do phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
  • Lịch trình làm việc không cố định vì phải làm theo ca
  • Áp lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới hoặc thuyết phục khách hàng mua hàng
Nhân viên bán lẻ làm việc tại kho hàng
Nhân viên bán lẻ làm việc tại kho hàng

5. Cơ hội học tập và phát triển

  • Cơ hội học nâng cao kiến thức/tay nghề chuyên môn và hướng tới những vị trí quản lý. (Weiterbildung als Kaufmann/Kauffrau, als Handelsfachwirt, als Handelsbetriebswirt IHK usw.)
  • Cơ hội học lên đại học và cao học

6. Tham khảo

7. Trích Dẫn

[1] Kaufmann/-frau – Einzelhandel Bundesagentur für Arbeit. [Online]. Available: https://web.arbeitsagentur.de/berufenet/beruf/6580 [Accessed: 15-July-2024].

zalo-icon
facebook-icon
error: Content is copyrighted and protected!!